Hữu duyên

0964 016 498

Tài Khoản

Văn Khấn Rằm Tháng 7 Cúng Tổ Tiên

Truyền thống cúng rằm tháng 7 xuất phát từ truyền thuyết xưa, là dịp Diêm vương sẽ mở Quỷ môn quan cho phép các vong hồn trở lại dương gian thăm chốn cũ, người xưa. Vào dịp này, các gia đình sửa soạn lễ để mời thân nhân đã khuất của mình, bố thí cho những cô hồn dã quỷ không ai cúng tế… Rằm tháng cô hồn ở nước ta là ngày xá tội vong nhân, cũng trùng với dịp lễ Vu lan báo hiếu, mọi người hướng về tổ tiên, cội nguồn, về các đấng sinh thành.

1. Văn khấn Rằm tháng 7 theo Văn khấn Cổ truyền Việt Nam

1.1. Văn khấn Rằm tháng 7 cúng Phật, thần linh tại nhà

1.2. Văn khấn Rằm tháng 7 cúng tổ tiên

1.3. Văn khấn Rằm tháng 7 cúng chúng sinh

1.4. Văn khấn cúng Rằm tháng 7 trong nhà

1.5. Văn khấn cúng Rằm tháng 7 ngoài trời

1.6. Bài cúng rằm tháng 7 đốt quần áo

Lưu ý: Sau khi đốt tiền vàng quần áo,  gia chủ đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng.

2. Những lưu ý khi cúng và đọc văn khấn Rằm tháng 7

  • Khi nào cúng trong nhà, ngoài trời?
Khi chọn ngày cúng bạn cần chắc chắn và phân biệt rõ ràng giữa lễ cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn chúng sinh Rằm tháng 7. Đây là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau.
Tuy vậy, ngày nay, nhiều người đã gộp lễ cúng gia tiên và cúng chúng sinh làm một. Đây là điều không được khuyên nên làm. Có thể là vì cúng gia tiên cần làm lễ ở trong nhà trước bàn thờ tổ tiên thể hiện sự biết ơn, cảm tạ công lao to lớn đến cha ông, người thân đã khuất đặc biệt nên cúng vào ban ngày. Còn việc cúng chúng sinh (cô hồn) tháng 7 cần được thực hiện ở ngoài trời, có thể thực hiện ở chùa chiền. Buổi lễ cúng chúng sinh này nên được cúng vào buổi tối.
  • Chuẩn bị mâm cúng như thế nào?
Mâm cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm 3 bàn cúng. Cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài sân (cúng chúng sinh). Một mâm lễ vật cúng thông thường thường có các món như: gà luộc, xôi đậu xanh, giò lụa, nem, canh miến,…
  • Hướng dẫn cách hóa vàng mã cúng

Bên cạnh việc chuẩn bị tiền vàng cho lễ cúng, cũng cần lưu ý đến cách hóa vàng rằm tháng 7 để thể hiện sự thành tâm của mình và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện phong tục tâm linh này:

- Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, hãy làm điều này một cách chậm rãi và từ tốn, vừa đốt vừa kêu tên của người đã khuất.

- Không gom tất cả lễ vật vàng mã vào lửa và đốt nhanh một lần cho xong. Điều này được cho là hấp tấp, không thành tâm, mạo phạm đến thần linh và ông bà tổ tiên.

- Khi hóa vàng, hãy bắt đầu với thứ tự đầu tiên là gia thần, sau đó mới đến gia tiên. Trước khi hạ mỗi lễ, bạn nên vái ba lần và khấn nguyện. Khấn: "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới".

- Hãy ghi rõ họ tên của người đã khuất trên vật dụng vàng mã đang đốt. Lưu ý, bạn không được sử dụng từ "chết", thay vào đó sử dụng từ "đại nạn" vào năm nào họ qua đời. Điều này mang ý nghĩa tôn trọng và không mạo phạm đến người đã khuất.

- Khi đốt vàng mã, không dùng cây nhấn vào tiền đang đốt, để tránh làm cho phần tro bị nát hết.

Ngoài ra, gia chủ cũng cần tránh dùng nước dội thẳng vào lửa khi lửa chưa tàn hết. Những hành động này có thể mang lại điều không may và ảnh hưởng đến sự chứng giám và phù hộ của thần linh và tổ tiên.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Bình luận

Top