Hữu duyên

0964 016 498

Tài Khoản

Văn Khấn Quan Hoàng Mười - Quan Mười Thánh

Ông Hoàng Mười là một trong những vị quan nổi tiếng trong đạo Mẫu của Việt Nam, được Vua Mẫu giao nhiệm vụ chấm đồng.

Ông Hoàng Mười là một trong 3 vị ông hoàng thường xuyên về ngự đồng nhấtÔng Hoàng Mười là một trong 3 vị ông hoàng thường xuyên về ngự đồng nhất

1. Truyền thuyết về Ông Hoàng Mười

Trước khi tìm hiểu về căn Ông Hoàng Mười, chúng ta cần hiểu rõ hơn về truyền thuyết Ông Hoàng Mười.
Theo các câu chuyện dân gian, Ông Hoàng Mười là một nhân vật huyền thoại, được giáng trần để giúp đời, giúp người. Những truyền thuyết về lai lịch, cuộc đời và sự nghiệp của Ông Hoàng Mười thường gắn với những nhân vật lịch sử có thật của Việt Nam.

- Theo truyền thuyết của người Nghệ An:

Ông Hoàng Mười là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, ban đầu là một thiên quan tại Đế Đình, là thần tiên nơi Đào Nguyên. Theo chỉ thị của Thiên Đình, ông đã giáng trần để giúp dân, giúp nước.
Ông là một người văn võ song toàn. Không chỉ là vị tướng chinh chiến dũng mãnh trên chiến trường, ông còn nổi tiếng hào hoa, phong nhã, có tài về âm nhạc, thơ ca, và hội họa.

- Theo truyền thuyết tại vùng đất Hà Tĩnh:

Ông Hoàng Mười được cho là Lê Khôi, một vị tướng tài ba, cháu ruột của Lê Lợi, người đã cùng Lê Lợi chiến đấu suốt mười năm trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Ông đã cùng Lê Lợi chiến đấu không ngừng nghỉ trong suốt mười năm để chống lại quân Minh xâm lược, bảo vệ lãnh thổ và đem lại sự yên bình cho người dân. Với những cống hiến to lớn của mình, ông được tôn vinh là 'Đức Thánh Minh' và trở thành một trong những vị quan quan trọng trong hệ thống điện thần thờ Mẫu Tứ Phủ của Việt Nam.
Cũng có truyền thuyết khác nói rằng Ông Hoàng Mười đã giáng trần và trở thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai của Vua Lý Thái Tổ, người cai quản vùng châu Nghệ An.
Truyền thuyết phổ biến nhất kể rằng Ông Hoàng Mười đã giáng sinh thành Nguyễn Xí, một vị tướng xuất sắc thời Lê Thái Tổ. Ông đã giúp vua đánh bại quân Minh và sau đó được giao trọng trách cai quản vùng Nghệ An, Hà Tĩnh.

2. Đền thờ Ông Hoàng Mười ở đâu?

- Tại sao lại có 2 đền thờ Ông Hoàng Mười?

Hiện tại có 2 địa điểm thờ cúng Ông Hoàng Mười, một ở Nghệ An và một ở Hà Tĩnh. Vậy làm sao để phân biệt hai đền thờ này?
Theo truyền thuyết dân gian, có hai đền thờ Ông Hoàng Mười vì khi thuyền của ông bị chìm trên sông Lam, cả hai bờ sông - Nghệ An và Hà Tĩnh - đều lập đền để tưởng nhớ ông.
Vậy nên, khi có ai hỏi đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An hay ở Hà Tĩnh, câu trả lời là cả hai. Cả hai đền này đều thờ chung Ông Hoàng Mười và đều rất linh thiêng. Đặc biệt, từ mỗi đền, bạn có thể nhìn thấy đền còn lại từ bên kia dòng sông Lam.
Đền Ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh (còn được gọi là đền Củi) nằm tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An nằm tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

- Đền chính thờ Ông Hoàng Mười nằm ở đâu?

Đền thờ chính của Ông Hoàng Mười nằm ở tỉnh Nghệ An, trong khi đền ở tỉnh Hà Tĩnh là đền thờ vọng.
Mộ của Ông Hoàng Mười cũng nằm trong khuôn viên đền thờ ở Nghệ An, phía sau núi Quyết, gần cây cầu Bến Thủy hiện nay.

3. Ông Hoàng Mười ban lộc gì?

Theo quan niệm dân gian, Ông Hoàng Mười là vị thánh ban phước về công danh và sự nghiệp. Vì vậy, ai cũng muốn đến đền của ông để cầu xin lộc vào mỗi dịp đầu năm. Đây là lý do khiến các ngôi đền thờ Ông Hoàng Mười luôn đông đúc khách viếng vào đầu xuân.
Ông Hoàng Mười thường ban phước cho các con nhang đệ tử với sức khỏe, học hành, công việc, công danh, và sự bình an. Đặc biệt là cầu cho công danh sự nghiệp thăng tiến, tài lộc phát đạt, và mọi việc diễn ra suôn sẻ.

4. Ngày giỗ Ông Hoàng Mười là ngày nào?

Ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Ông Hoàng Mười.
Ngoài lễ hội chính diễn ra vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm, còn có lễ khai điểm vào ngày rằm tháng 3 âm lịch. Trong lễ hội này, có các hoạt động thú vị như rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người, và nhiều hoạt động hấp dẫn khác.
Đền Ông Hoàng Mười còn là nơi diễn ra Đại lễ cầu siêu dành cho các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.

5. Văn khấn đền Ông Hoàng Mười

Văn khấn xin lộc Ông Hoàng Mười như nào?Văn khấn xin lộc Ông Hoàng Mười như nào?

5.1. Cách sắm lễ đền Ông Hoàng Mười

Lễ dâng ông Hoàng Mười gồm có:

- 1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, tiền dương, nén nhang

- 1 mâm sớ điệp, cau, trầu, tiền quan, tiền dương

- 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây

- 1 mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu, 5 chén rượu, tiền vàng, nén nhang, tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt (đã rửa sạch), 1 bó hoa để bàn thờ Quan Ngũ Hổ

- 1 mâm hoa, quả, cau, trầu, tiền dương, chai nước.

5.2. Văn khấn đền Ông Hoàng Mười

"Gươm thiêng chống đất chỉ trời

Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung

Hai vai nặng gánh cương thường

Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo"

"Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt

Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa

Cung gươm lên ngựa đề cờ

Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam"

"Chí anh hùng ra tay cứu nước

Đi tới đâu giặc bước lui ngay

Việt Nam ghi chép sử này

Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang"

"Năm cửa ô tới Đô Thành

Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười"

Đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười "tái đáo Thiên Thai":

"Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai

Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi

Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi

Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi

Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi

Ước cũ duyên xưa có thế thôi"

Khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát:

"Đất lề quê thói Nghệ An

Miếng trầu cau đầu dâng Quan Hoàng Mười"

Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng:

"Muối đã mặn ba năm còn mặn

Gừng đã cay chín tháng vẫn cay

Ghế ông tình nặng nghĩa dày

Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng"

"Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh

Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười".

5.3. Bài khấn đền ông Hoàng Mười (khấn nôm)

Con tấu lạy tam vị đức vua cha.

Tấu lạy hội đồng thánh mẫu.

Con tấu lạy chư vị đình thần bốn phủ.

Tấu lạy đức thánh Trần triều, tấu lạy hội đồng nhà Trần

Con tấu lạy tứ phủ chầu bà ba tòa quan lớn hoàng triều hoàng quận, tấu lậy hội đổng quan hoàng.

Con tấu lạy quan Hoàng Mười thủ phủ đồng đền nơi đây

Con tấu lạy hội đồng tiên cô thánh cậu cùng hạ ban năm dinh 5 tướng, 10 dinh quan các ngự tại đền quan hoàng Mười linh từ.

Xuân thiên cát nhật đương thời, hôm nay là ngày... đệ tử con là..... cùng toàn thề bản hội... ngụ tại địa chỉ.....

Con về bái yết cửa quan Hoàng linh từ con có cơi trầu bát nươc thanh bông trà quả phù lang thanh tiết phù tiết thanh lang, tiền vàng sớ điệp tấu lên quan Hoàng.

Xin ngài chứng lễ, chứng mã, chứng tâm... độ cho con xin năm mới....... gì gì đấy tùy các bạn.
Có thiếu sót gì xin các ngài tha thứ và hoan hỷ

5.4. Bài khấn đền ông Hoàng Mười (Các gia đình theo đạo Phật)

Nam mô a di đà Phật (3 lần )

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy: ...........( tên thánh chủ bản đền. Ví dụ, đến đền ông Hoàng Mười ta khấn: Con lạy Thánh Hoàng Mười tối linh)

Đệ tử con tên là:............. tuổi:..........

Ngụ tại:.................................

Hôm nay là ngày...., Chúng con đến đây có chút hương hoa, phẩm quả, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó nghe - không có lễ mặn mà kêu lễ mặn là phải tội đó) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các ngài mà công việc (Nếu đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày) của con đã hanh thông vẹn tròn. Chúng con xin được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả lòng thành kính xin các ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: (Nêu cụ thể các việc cần xin, các khó khăn có thể gặp phải và có thể cả hướng định giải quyết ra sao).

Một lần nữa, thay mặt gia chung chúng con, con xin các ngài dang tay cứu giúp. Chúng con xin đa tạ ...(tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Nam mô a di dà phật (3 lần).

Bình luận

Top