Hữu duyên

0964 016 498

Tài Khoản

Văn Khấn Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch)

Giỗ tổ Hùng Vương hay còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là một ngày lễ lớn trên toàn quốc.

1. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương là ngày gì?

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng.
Ngày giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ

2. Ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày để chúng ta tưởng nhớ về công ơn dựng nước của Vua Hùng. Bên cạnh đó, mùng 10 tháng 3 còn là dịp để chúng ta tìm hiểu và tự hào về nguồn cội, về dân tộc và về tổ tiên.
Hằng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, hàng triệu người dân đều tụ hội về Đền Hùng ở Việt Trì, Phú Thọ để thắm hương tưởng nhớ các vị vua Hùng.

3. Các hoạt động văn hóa trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương sẽ có 2 lễ được cử hành tại đền Hùng:
  • Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu với nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống sẽ xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng.
  • Lễ dâng hương: Người hành hương sẽ tới đền Hùng để tháp hương. Mỗi người đều thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ. Theo quan niệm của người Việt, mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Tạ đây cũng có nhiều trò chơi dân gian: cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

4. Lễ vật đặc biệt trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Một trong những lễ vật đặc trưng, mang ý nghĩa sâu sắc trong ngày Giỗ Tổ chính là 18 chiếc bánh chưng và 18 chiếc bánh dày – tượng trưng cho 18 đời Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. 
Đây không chỉ là con số tượng trưng cho sự tiếp nối truyền thống mà còn là lời nhắc nhở con cháu luôn ghi nhớ công ơn tổ tiên.

Theo quan niệm dân gian, hai loại bánh này tuy mộc mạc nhưng lại chứa đựng triết lý sâu sắc về vũ trụ và nhân sinh:

  • Bánh dày có hình tròn, tượng trưng cho trời (thuộc hệ dương). Màu trắng, không nhân, hình dạng không góc cạnh – đại diện cho sự bao la, giãn nở, bao trùm vạn vật.
  • Bánh chưng mang hình vuông, tượng trưng cho đất (thuộc hệ âm). Màu xanh, có nhân thịt và đậu xanh – biểu trưng cho sự sinh sôi, nuôi dưỡng của đất mẹ.

Sự kết hợp hài hòa giữa âm – dươngtrời – đấtvuông – tròn không chỉ thể hiện vũ trụ quan của người Việt mà còn gửi gắm nhiều giá trị đạo đức: lòng biết ơn cha mẹ, công ơn sinh thành dưỡng dục, tình nghĩa thủy chung trong đời sống gia đình.

Bên cạnh đó, mâm lễ còn bao gồm:

  • Nước sạch, cau, trầu, rượu: Những lễ vật dân gian truyền thống, thể hiện sự trang trọng và thanh khiết trong nghi thức cúng lễ.
  • Hương, hoa tươi, mâm ngũ quả: Mang ý nghĩa kết nối tâm linh, dâng hương lòng thành và cầu mong phúc lộc an khang.

5. Mâm cơm cúng tổ tiên trong ngày Giỗ Tổ

Bên cạnh mâm lễ dâng các Vua Hùng, các gia đình thường chuẩn bị thêm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên trong nhà để tỏ lòng hiếu kính và cầu chúc an lành. Mâm cơm thường gồm những món đơn giản nhưng đủ đầy:

  • Món mặn truyền thống: Gà luộc, thịt ba chỉ luộc, nem rán, canh măng, dưa muối…
  • Xôi, chè: Có thể dùng xôi gấc, xôi đỗ kèm chè kho hoặc chè đỗ đen – vừa đẹp mắt vừa hợp với ngày lễ truyền thống.
  • Cơm trắng, rau luộc hoặc rau xào, nước chấm: Những món quen thuộc nhưng không thể thiếu trong mâm cơm cúng gia tiên.
  • Hoa tươi, hương, trầu cau, rượu trắng: Giữ nguyên tinh thần trang nghiêm và lễ nghĩa trong nghi thức cúng bái.
Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc
(Ảnh: Sưu tầm internet)

Dù là mâm cúng đơn sơ hay thịnh soạn, điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính hướng về cội nguồn. Đó cũng chính là cách người Việt gìn giữ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nuôi dưỡng nét đẹp văn hóa bao đời nay.

6. Trình tự cúng giỗ Tổ tại nhà

Để buổi cúng diễn ra trang nghiêm và đúng nghi thức, gia đình cần chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ về lễ vật mà còn về không gian và thời gian hành lễ.

  1. Dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, chuẩn bị mâm lễ đúng hướng.
  2. Đặt lễ vật, thắp hương, đọc văn khấn.
  3. Sau khi hương cháy hết, gia chủ hóa vàng, hạ lễ, thụ lộc.

7. Những lưu ý quan trọng khi chuẩn bị mâm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương

Mâm cúng Giỗ Tổ không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn phản ánh sự trân trọng với truyền thống dân tộc. Do đó, khi chuẩn bị lễ vật, không gian, cũng như khi thực hiện nghi lễ, mỗi gia đình đều cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây để buổi cúng diễn ra trọn vẹn, ý nghĩa.

  • Chọn lễ vật tươi, sạch, đúng truyền thống: Tránh thực phẩm ôi thiu, chế biến qua loa.
  • Không đặt đồ kiêng kỵ lên mâm: Ví dụ như món sống, món cay nóng hoặc đồ ăn sẵn công nghiệp.
  • Trang phục cúng trang nghiêm: Ưu tiên mặc áo dài, áo sơ mi, trang phục gọn gàng, lịch sự.
  • Không đùa giỡn khi hành lễ: Giữ không khí trang trọng, thành tâm.

8. Văn khấn Giỗ Tổ Hùng Vương

8.1. Chuẩn bị lễ vật cúng

Mâm ngũ quả (như hướng dẫn trước)

Xôi gấc/bánh chưng (tượng trưng truyền thống)

Gà luộc (nguyên con, đẹp mã)

Rượu trắng, trà khô

Hương hoa, trầu cau, tiền vàng mã

8.2. Bài văn khấn Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà

(Đọc sau khi thắp hương, đứng trang nghiêm)

Lưu ý quan trọng khi cúng:

Thời gian cúng: Nên cúng vào buổi sáng (7h-11h) - giờ tốt nhất trong ngày.

Tư thế: Đứng thẳng, chắp tay trang nghiêm.

Sau khấn: Đợi hương cháy 2/3 thì tạ lễ, hóa vàng mã.

Văn khấn rút gọn (nếu cần):

"Con kính lạy các Vua Hùng. Cúi xin phù hộ gia đình con bình an, hạnh phúc. Nam mô A Di Đà Phật!"

Bình luận

Top