Hữu duyên

0964 016 498

Tài Khoản

Văn Khấn Mẫu Thiên - Mẫu Thượng Ngàn

Các vị thần linh, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam. Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ biết ơn các bậc tôn thần đã có công với đất nước.

Mẫu Thượng Ngàn – Bà Chúa Thượng Ngàn là ai?

Mẫu Thượng Ngàn hay Bà Chúa Thượng Ngàn, Mẫu Đệ Nhị Nhạc Phủ, Diệu Tín Thiền Sư, Lê Mại Đại Vương, Lâm Cung thánh mẫu, Đông Cuông công chúa, Sơn Tinh công chúa là một trong ba vị thánh Mẫu thuộc hệ thống Tam Tòa Thánh Mẫu trong hệ thống Tứ Phủ Đạo Mẫu của Việt Nam, là vị Thánh Mẫu cai quản vùng núi rừng sơn cước được thường mặc trang phục màu xanh lá cây và được xếp cạnh Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải.

Mẫu Thượng Ngàn phụ trách cai quản mùa màng, săn bắt. Bà luôn phù hộ cho nhân dân có được sự no ấm, sung túc. Chính vì thế bà luôn được con dân tôn kính và thờ phụng. Ngày nay, thần tích về Mẫu Thượng Ngàn vẫn được kể lại và lưu truyền qua các đời con cháu người Việt

Mẫu Thượng Ngàn (áo xanh)

Thần tích về Mẫu Thượng Ngàn:

Có rất nhiều sự tích về xuất thân của chúa Mẫu Thượng Ngàn. Tuy tất cả những câu chuyện này đều không kể rõ được xuất thân và lai lịch của Bà, nhưng tất cả đều thể hiện được sự tôn kính và gắn liền với những truyền thuyết của người Việt.

Tích thứ nhất: Mẫu Thượng Ngàn là con gái thứ nhất của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Là người có tính cách thẳng thắn, chính trực và rất cứng rắn nên đã được Ngọc Hoàng ủy thác cho cai quản vùng rừng núi khô cằn hoang vu. Nhưng từ khi nhận trách nhiệm của mình, tại nơi bà cai quản cuộc sống của người dân được cải thiện rất nhiều, cây cối tươi tốt và việc săn bắn trở nên dễ dàng hơn. Bà dạy người dân cách sử dụng lửa phục vụ mục đích nấu ăn nên đã được người dân tôn kính hết mực và thờ phụng tới tận ngày nay.

Tích thứ hai: Mẫu Thượng Ngàn là con của Đế Thích Thiên, xuống trần đầu thai vào làm con vua Hùng Định Vương. Truyền rằng khi hoàng hậu mang thai dù quá kỳ đã lâu những vẫn chưa sinh nở. Một hôm khi đang đi trong rừng thì bất ngờ trở dạ, hoàng hậu phải vịn vào cây quế mới có thể sinh được công chúa. Sau đó vì kiệt sức nên hoàng hậu đã không may qua đời. Để tỏ lòng thương tiếc vợ mình, Vua Hùng đã đặt tên cho con gái là Quế Hoa. Sau khi trưởng thành Quế Hoa vì thương nhớ nên đã đi vào rừng sâu để tìm lại những dấu tích của người mẹ để lại. Nàng đã được chứng kiến sự đói nghèo, cơ hàn của người dân sống trong những khu rừng hoang xơ cằn cỗi khiến nàng cảm thấy vô cùng thương xót. Sau đó nàng được bụt ban cho phép thuật cùng 12 thị nữ nên đã giúp đỡ cứu khổ dân lành, giúp nhân dân có một cuộc sống đầy đủ, sung túc và no ấm. Sau khi qua đời, để tưởng nhớ những công ơn to lớn của bà, người dân đã tôn bà là Bà Chúa Thượng Ngàn.

Tích thứ ba: Mẫu Thượng Ngàn vốn là con của Sơn Tinh và Mỵ Nương tên gọi là công chúa La Bình. Ngay từ thở lọt lòng, bà thường theo chân cha mình chu du khắp những miền núi non hang động và được các vị Sơn thần cai quản miền đồi núi yêu quý và coi trọng. Sau khi song thân bà được phong lên làm thánh bất tử thì bà cũng được lên làm Mẫu Thượng Ngàn quản lý 81 khu rừng và các vùng đồi núi, sơn động.

Ngoài việc chăm lo cho đời sống nhân dân, Mẫu Thượng Ngàn còn được cho là đã đóng góp công sức trong việc chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Có một truyền thuyết kể lại rằng Bà đã ra tay cứu trợ lực lượng khởi nghĩa Lam Sơn của vua Lê Lợi, giúp cho quân đội của ông ngày một lớn mạnh từ đó giành được chiến thằng, giành lại hòa bình cho nước Việt. Chính vì vậy các triều đại về sau, mỗi khi thắng trận đều tổ chức lễ cảm tạ sự phù hộ của Bà.

Mẫu Thượng Ngàn

Ý nghĩa của việc thờ Mẫu Thượng Ngàn trong văn hóa của người Việt

Việc thờ Mẫu Thượng Ngàn thể hiện được truyền thống và văn hóa tâm linh của người Việt, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ngoài ra việc thờ Mẫu Thượng Ngàn còn thể hiện mong muốn một cuộc sống no đủ, cây cối nảy mầm tốt tươi, việc săn bắt đi rừng suôn sẻ, thuận lợi.

Đền thờ thánh mẫu thượng ngàn ở đâu?

Trên khắp cả nước có rất nhiều nơi thờ cúng Chúa Thượng Ngàn, nhưng có một số nơi được coi là tiểu biểu hơn cả là những nơi gắn liền với sự tích của Bà như:

  • Đền Suối Mỡ thuộc xã Nghĩa Phương huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.
  • Đền Công Đồng Bắc Lệ xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
  • Đền Đông Cuông tại thôn Bến Đền xã Đông Cuông huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Đền Đông Cuông

Hằng năm, ngày tổ chức lễ Mẫu Thượng Ngàn được tổ chức vào ngày 20 tháng 9 âm lịch.

Đền Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn (Ban sơn trang)

Bình luận

Top